Hướng dẫn cách bảo dưỡng ly hợp xe nâng đúng cách và các lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng ly hợp xe nâng mà bạn nên biết.

Sử dụng xe nâng đã lâu tuy nhiên vấn đề bảo dưỡng ly hợp xe nâng là điều mà không phải ai cũng biết. Để giúp doanh nghiệp, lái xe có thêm những kiến thức về thời gian bảo dưỡng, cách bảo dưỡng cũng như những lưu ý khi bảo dưỡng xe nâng. Hãy tham khảo ngay những thông tin trong bài viết sau đây!

I. Tại sao cần bảo dưỡng ly hợp?

Vì sao cần bảo dưỡng ly hợp xe nâng hạ? Thực chất, ly hợp là chi tiết đóng vai trò kết nối giữa động cơ và hệ thống truyền động để dẫn động xe.

bảo dưỡng ly hợp xe nâng

Bảo dưỡng ly hợp xe nâng là điều cần thiết bởi vì sau quá trình vận hành ly hợp sẽ bị mòn theo thời gian và cần thay thế khi tới hạn.Phần lớn thời gian vận hành, ly hợp không được phép trượt mà phải đảm bảo truyền toàn bộ mô-men xoắn từ động cơ đến các bánh dẫn động, nhưng trong các trường hợp như đề pa hoặc sang số, chi tiết này có thể trượt tương đối so với bánh đà trong một thời gian ngắn và bị mòn dần theo thời gian.

II. Bao lâu thì bảo dưỡng ly hợp xe nâng 1 lần?

Ly hợp kết nối động cơ và hộp số để truyền lực đến bánh dẫn động, hoặc cắt đường truyền lực khi cần thiết. Bảo dưỡng ly hợp xe nâng bao lâu thực hiện 1 lần? thực chất, thời gian bảo dưỡng sẽ định kỳ 6 tháng/1 lần lái xe cần đi kiểm tra bảo dưỡng 1 lần.

bảo dưỡng ly hợp xe nâng

Tuy nhiên, ly hợp xe nâng có nhiều loại khác nhau, loại ứng dụng trên xe nâng là ly hợp ma sát và ly hợp thủy lực. Bên cạnh đó, tốc độ mòn của ly hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

1. Cách vận hành của người lái

Có thể lấy dẫn chứng một người điều khiển xe nâng lâu năm có kinh nghiệm thì sẽ nhanh ý phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận hạn chế thời gian ly hợp bị trợt mòn. Ngược lại với một người điều khiển xe nâng không có kinh nghiệm lúng túng khi đạp chân ga, điều khiển sẽ khiến ly hợp bị trượt nhiều hơn bình thường, có thể làm giảm đáng kể tuổi thọ của ly hợp.

2. Trọng tải hàng hóa

Nếu trọng tải hàng hóa tối đa của xe nâng là 5 tấn nhưng doanh nghiệp vì cố đẩy nhanh hiệu quả luôn nâng hạ hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép cũng là yếu tố đẩy nhanh quy trình bảo dưỡng ly hợp xe nâng.

bảo dưỡng ly hợp xe nâng

3. Môi trường di chuyển

Một chiếc xe nâng vận hành di chuyển trong các môi trường đông công nhân, chật chội thường xuyên phải ngắt, dừng sẽ có tuổi thọ ly hợp thấp hơn những chiếc xe nâng di chuyển trong môi trường thoáng. Hoặc cùng một cách lái, cùng dòng xe, nhưng một chiếc thường xuyên di chuyển nâng hạ hàng hóa trên đường bằng sẽ ít hại ly hợp hơn so với một chiếc chủ yếu nâng hạ hàng hóa trên đường gập gềnh.

Như phân tích ở trên thì có thể kết luận thời gian bảo dưỡng ly hợp xe nâng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể do vậy khi sử dụng người điều khiển cần theo dõi cũng như kiểm tra các chi tiết bộ phận phát hiện kịp thời sai sót, hỏng hóc. Nếu phát hiện các dấu hiệu sau thì lái xe cần bảo dưỡng kịp thời nếu cần thiết còn phải thay thế để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:

  • Xe vận hành kém, ì ạch, trượt do mòn
  • Xe khó nổ máy khởi động
  • Xe vận hành xong lại bị cắt nhả ngừng hoạt động….

III. Cách bảo dưỡng ly hợp

Bảo dưỡng ly hợp xe nâng là việc cần thiết đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cũng như kéo dài tuổi thọ cho xe. Lái xe, doanh nghiệp cần lưu ý cách bảo dưỡng ly hợp xe nâng sau đây:

Thứ nhất, kiểm tra bạc đạn dẫn hướng, ổ trục

Kiểm tra xem xét bạc đạn hoặc ổ trượt, dùng một dụng cụ đo hay thước kẹp để đo lượng mòn trong ổ trượt, nếu sử dụng bạc đạn đũa, kiểm tra bằng cách quay trục bạc đạn bằng tay và cảm nhận độ mòn hoặc độ rơ.

Thứ hai, bảo dưỡng ly hợp xe nâng cần kiểm tra bánh đà

Bánh đà dùng để tích lũy năng lượng cho động cơ và dùng để truyền động khởi động cho động cơ. Đồng thời dùng bề mặt bánh đà để truyền công suất từ động cơ đến các bánh xe thông qua các bộ truyền động. Bánh đà hấp thụ quá nhiều nhiệt độ sẽ làm cho bề mặt bị biến cứng, sinh ra những vết nứt hay có những chỗ bị cong làm cản trở hoạt động của ly hợp, những vết nứt sinh ra trên bánh đà có thể là nguyên nhân làm cho đĩa ly hợp bị mòn nhanh chóng.

Thứ 3, kiểm tra đĩa ma sát

Một đĩa ma sát bị mòn sẽ là nguyên nhân gây ra sự trượt ly hợp và đôi khi làm hư hỏng bánh đà và mâm ép. Để kiểm tra đĩa ma sát ta kiểm tra bề mặt đĩa có dính dầu hay không, cần phải lau chùi sạch các vết dầu trước khi lắp ráp hay thay tấm mới, một lượng mỡ quá dư ở bạc đạn đỡ hay bạc đạn chà sẽ làm dính lên mặt đĩa ma sát. Dùng thước kẹp để kiểm tra độ mòn của đĩa ma sát, dùng thước kẹp để đo độ mòn không đều của đĩa ma sát.

Thứ tư, kiểm tra đĩa ép và đĩa ép trung gian

Một đĩa ép trung gian quá tệ cũng là nguyên nhân làm trượt ly hợp. Những lò xo bên trong đĩa ly hợp bị cong hoặc bị giãn hư, cần đẩy có thể bị cong hoặc bị trượt ra ngoài sự điều chỉnh, bề mặt đĩa ép bị xước. Kiểm tra một cách kỹ lưỡng và cẩn thận từng phần, tìm ra những bộ phận nào bị hư hỏng và sát định chính xác tình trạng của đĩa ép.

Thứ năm, kiểm tra lò xo

Trước khi ráp vào ly hợp chúng ta phải kiểm tra lò xo ép từ sự rạn nứt, gãy hay bị rỗ mặt ngoài của các lò xo. Kiểm tra sự đàn hồi của các lò xo bằng dụng cụ kiểm tra lực nén lò xo, nếu không đủ sự đàn hồi thì phải thay mới. Mặt đầu của lò xo phải vuông góc với đường tâm lò xo. Lò xo bị mòn hay bị gãy khi kiểm tra nếu phát hiện thì thay mới.

Thứ sáu, kiểm tra đòn mở ly hợp

Đòn mở ly hợp không cho phép có các vết nứt, hay các cạnh hình viên phân, lò xo lá không được nứt hoặc bị gãy. Độ mòn các đầu đòn mở phải đều nhau, nếu không đều cần phải sửa chữa lại. Các đòn mở khi bị cong hay bị xoắn cần phải thay mới hoặc sửa chữa.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bảo dưỡng ly hợp xe nâng, thời gian cũng như cách bảo dưỡng ly hợp xe nâng hy vọng sẽ giúp ích cho các lái xe. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline: Xin chân thành cảm ơn!